Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Bệnh táo bón ở trẻ nhỏ - Nguyên nhân và cách phòng trị

Một điều tưởng chừng như nghịch lý, đó là thức ăn dành cho trẻ ngày càng phong phú và bổ dưỡng thì tình trạng táo bón ở trẻ ngày càng trở nên phổ biến. Điều này khiến cho không ít các bậc phụ huynh cảm thấy rất lo lắng vì táo bón không những làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ.
Bệnh táo bón ở trẻ nhỏ - Nguyên nhân và cách phòng trị
Cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ đồng nghĩa với việc giúp cho hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thể lực và trí não của trẻ hoàn hảo hơn.

Tổng quan về táo bón ở trẻ em

Theo định nghĩa về bệnh học, táo bón là sự giảm tần suất bài xuất phân bình thường, kèm theo khó và đau khi bài xuất do phân rắn hoặc quá to.
Số lần đi ngoài bình thường của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được xác định như sau:
Trẻ được xem là bị táo bón khi tần suất đi ngoài:
- Trẻ sơ sinh dưới 2 lần/ ngày.
- Trẻ bú mẹ hoặc bú bình dưới 3 lần/ tuần.
- Trẻ lớn dưới 2 lần/ tuần.
- Theo nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đã ghi nhận, ở Mỹ có 16% số bố mẹ ghi nhận con mình bị táo bón với độ tuổi phổ biến là 2 tuổi, ở Anh có 34% số bố mẹ ghi nhận con họ bị táo bón ở lứa tuổi từ 4 - 7 tuổi, ở Brazil tìm thấy 28% trẻ từ 8 - 10 tuổi bị táo bón. Riêng ở Việt Nam, hiện chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào ghi nhận rõ ràng tình trạng táo bón ở trẻ em.

Nguyên nhân làm trẻ bị táo bón

Trẻ không được bú mẹ: sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ vì có hoóc-môn motilin làm tăng nhu động ruột của trẻ, giúp phân di chuyển dễ dàng hơn. Trong khi đó, sữa công thức khó tiêu hóa và có thể làm ruột hấp thụ nước nhiều hơn. Khi nước được hấp thụ hết qua các kênh của ruột thì phân bị khô và khó di chuyển ra ngoài. Vì vậy, trẻ bú sữa mẹ đầy đủ ít khi bị táo bón hơn so với trẻ sử dụng nhiều sữa công thức.
Thức ăn của trẻ không đủ chất xơ: nguồn chất xơ sẽ giúp giữ nước trong ruột già và giúp thức ăn tiêu hóa thuận lợi hơn. Nếu trẻ ăn nhiều chất đạm, quá ít chất xơ, thức ăn mất cân đối về số lượng và 4 nhóm chất dinh dưỡng theo khuyến cáo sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài.
Không cung cấp đủ nước: trẻ uống ít nước hoặc cha mẹ không khuyến khích trẻ uống đủ lượng nước cần thiết cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ bị táo bón. Nhiều trẻ thường xuyên chạy nhảy, nô đùa nhưng không được bù đủ lượng nước, hoặc rất ít uống nước. Thay vào đó, một số trẻ thường có sở thích uống nước ngọt có gas, uống soda, nước giải khát có chứa thành phần caffeine hoặc chứa quá nhiều đường ngọt sẽ khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn, cơ thể trẻ thiếu nước dẫn tới táo bón.
Trẻ không có thói quen đi ngoài đúng giờ: một số bà mẹ không rèn thói quen đi đại tiện (đi ngoài) cho trẻ theo khung giờ nhất định trong ngày, trẻ ham chơi nín nhịn việc đi đại tiện hoặc khi tới lớp, trẻ sợ cô giáo la mắng không dám xin đi đại tiện nên kìm nén về nhà mới đi. Lâu dần, trẻ không có cảm giác buồn đi đại tiện, không có phản xạ đi đại tiện dẫn tới tình trạng táo bón.
Lạm dụng thuốc: những trẻ hay bị đau ốm, trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu, viêm đường hô hấp cấp tính… cần phải chữa trị trong một thời gian dài, sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, uống nhiều kháng sinh… cũng dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và táo bón.
Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: cũng được xem là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón ở trẻ mà các bậc phụ huynh cần chú ý bao gồm dị tật bẩm sinh như: phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

Biến chứng có thể xảy ra

Phụ huynh cần lưu ý nếu tình trạng táo bón của trẻ kéo dài và không có giải pháp khắc phục, chữa trị hiệu quả có thể dẫn tới những biến chứng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ như:
Trẻ phát triển không hoàn hảo về thể chất và trí tuệ: thực tế cho thấy, khi bị táo bón trẻ dễ dàng bỏ bữa, biếng ăn, lâu ngày cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó, thể chất và trí tuệ của trẻ không khỏe mạnh, phát triển không hoàn hảo so với những trẻ cùng trang lứa.
Nứt hậu môn, tình trạng táo bón nặng hơn: trẻ bị táo bón thường sợ đi tiêu và thói quen dễ nhận biết là trẻ cố nhịn đến khi nào có thể nhịn được. Phân bị ứ trong ruột lâu sẽ càng mất nước nên khô hơn, và trẻ lại càng bị táo bón nặng hơn.
Rối loạn tâm - thần kinh: phân ở lâu trong đại tràng là nguồn kích thích gây nên những rối loạn thần kinh khiến trẻ bị táo bón triền miên dễ trở nên cáu kỉnh, mệt mỏi, biếng ăn, mất tập trung trong giao tiếp và trong học tập.
Trẻ dễ bị trĩ, sa trực tràng: phân ứ đọng lâu trong trực tràng ảnh hưởng và cản trở tuần hoàn máu, lâu ngày gây hiện tượng trĩ, sa trực tràng, phình đại tràng, thậm chí là ung thư trực tràng.

Nguyên tắc điều trị và những biện pháp phòng ngừa

Khuyến cáo việc nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, người mẹ nên cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt nếu trẻ còn bú mẹ vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ nhỏ, sẽ giúp trẻ tiêu hóa tốt và phòng chống hiệu quả chứng táo bón.
Nếu người mẹ đang nuôi trẻ bằng sữa công thức nên chú ý pha sữa đúng cách và đúng tỉ lệ theo sự khuyến cáo của nhà sản xuất. Giữ vệ sinh bình sữa tuyệt đối để phòng ngừa những căn bệnh lây qua đường tiêu hóa và bổ sung lượng nước uống cần thiết giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
Trẻ lớn đã ăn dặm nên cho trẻ ăn dặm đúng cách theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bổ sung đủ lượng chất xơ cho trẻ từ các loại trái cây tươi, nhất là mận, táo, lê… là những loại nước ép rất tốt cho việc tiêu hóa, tăng cường cho trẻ việc ăn các loại rau xanh đậm màu như: bồ ngót - rau dền - rau đay - rau mồng tơi… để bổ sung thêm lượng chất xơ cần thiết cho trẻ.
Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên phù hợp với lứa tuổi, trẻ nhỏ phụ huynh nên xoa bóp (massage) vùng bụng cho trẻ, để giúp tăng nhu động ruột sẽ làm trẻ dễ tiêu hóa.
Tập cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ và tạo cho trẻ không khí thật thoải mái khi đi vệ sinh để trẻ không còn tâm lý “sợ đi tiêu” giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả hơn.
Trẻ bị táo bón nghiêm trọng và thường xuyên (trên 3 ngày không đi tiêu và tiêu rất khó khiến trẻ quấy khóc nhiều), phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để bác sĩ cho trẻ dùng thuốc và phải có sự theo dõi chặt chẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/me-va-be/tao-bon-benh-tieu-hoa-pho-bien-o-tre-em-20151015110708075.htm

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

7 điều nên làm trước khi tập gym

Trước khi bước vào phòng tập gym, bạn nhớ uống đủ nước, nạp năng lượng và khởi động kỹ để tránh chấn thương và tập hiệu quả. Chuẩn bị cẩu thả sẽ dẫn đến thực hiện cẩu thả. Để tập luyện hiệu quả và tránh các chấn thương, bạn hãy tham khảo 7 điều nên làm trước khi tập gym do tờ Muscle and Fitness đưa ra.
7 điều nên làm trước khi tập gym
7 điều nên làm trước khi tập gym

Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh loãng xương bạn nên biết

Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy khoảng 1/2 phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị gãy xương ở cột sống, cổ xương đùi hoặc cổ tay do loãng xương. Dự báo đến năm 2050, toàn thế giới sẽ có 6,3 triệu trường hợp gãy cổ xương đùi do loãng xương, trong đó 51% ở các nước châu Á, nơi mà khẩu phần ăn hàng ngày thường thiếu canxi song việc chẩn đoán sớm và điều trị tích cực bệnh loãng xương còn rất nhiều khó khăn.
Bệnh loãng xương bạn nên biết
Dấu hiệu bệnh loãng xương

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Tại sao Tỏi được gọi là "thần dược" trị ho?

Mùa lạnh sắp đến, không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng phải đối mặt với các chứng bệnh đường hô hấp, trong đó chứng ho rất phổ biến. Nhiều người tìm kiếm rất nhiều thuốc để trị ho mà không biết rằng tỏi là một loại thảo dược trị ho cực kỳ công hiệu.
 
Tỏi trị ho hiệu quả
Tỏi trị ho hiệu quả

Thứ Ba, 15 tháng 9, 2015

Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Những loại thuốc Nam trị "giời leo" hiệu quả



Bệnh "giời leo" - Dân gian thường gọi chung các bệnh có: viêm da, bọng nước, nóng rát… như bị bỏng, xuất hiện ở các vùng mắt, mặt, quanh miệng, cổ, tay chân, liên sườn, hông bụng.
loại thuốc Nam trị "giời leo" hiệu quả
Cam thảo đất loại thuốc Nam trị "giời leo" hiệu quả

Những lý do khiến bạn ngủ dậy vẫn thấy mệt mỏi

Bạn không hiểu vì sao ngủ hơn 8 tiếng mà thức dậy vẫn có cảm giác mệt mỏi không muốn dậy. Bạn cảm thấy buồn ngủ và muốn ngủ tiếp. Sau đây là những lý do khiến bạn ngủ dậy mà vẫn thấy mệt.
sống khỏe mỗi ngày
Chăm sóc giấc ngủ - sống khỏe mỗi ngày

1. Lười vận động

Bạn cho là bớt vận động sẽ giúp tiết kiệm năng lượng? Hãy nghĩ lại, bởi theo nghiên cứu của Đại học Georgia (Mỹ), những người bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng 20 phút 3 ngày trong tuần sẽ đỡ mệt mỏi và có nhiều năng lượng hơn trong vòng 6 tuần.

2. Uống bia trước khi đi ngủ

Đồ uống có cồn có thể giúp bạn ngủ nhanh hơn nhưng lại làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bạn sẽ dễ bị tỉnh giấc lúc nửa đêm vì cồn cản trở quá trình trao đổi chất.

3. Uống quá nhiều cà phê

Có những người không thể tỉnh táo tại trường học hoặc chỗ làm nếu thiếu cà phê. Trên thực tế, 3 tách cà phê sẽ có ích cho sức khỏe nhưng nhiều hơn lại đem đến những tác hại. Caffeine có tác dụng “khóa” một chất có tác động đến hệ thần kinh là adenosine, khiến cho bạn càng uống nhiều lại càng buồn ngủ.

4. Tiệc tùng đến khuya vào cuối tuần

Nếu ham vui quá đà vào tối thứ bảy, bạn sẽ dễ ngủ bù vào ban ngày chủ nhật, dẫn đến trằn trọc vào ban đêm rồi mệt mỏi vào ngày thứ hai.

5. Hút thuốc

Thuốc lá làm hại phổi và giảm lượng oxy có trong máu. Càng ít oxy, bạn càng uể oải.

6. Phụ thuộc vào các loại nước tăng lực

Nước và các thực phẩm tăng lực cùng các loại thuốc như thuốc giảm cân có thể giúp bạn tỉnh táo trong một thời điểm, nhưng về lâu dài sẽ gây ra những phản ứng phụ như lo âu, mất ngủ, căng thẳng.

7. Không đạt cân nặng hợp lý

Nếu thừa cân, cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng hơn để di chuyển khiến bạn nhanh bị mệt. Còn nếu thiếu cân, hiển nhiên là bạn cần bổ sung chất dinh dưỡng mới có thể khỏe mạnh.

8. Sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Dành thời gian để xem phim hoặc kiểm tra email trước khi đi ngủ không phải là ý kiến hay. Những người sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ thường có giấc ngủ kém và khó tỉnh táo vào sáng hôm sau.

9. Bị rối loạn giấc ngủ

Ngưng thở khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ có thể khiến con người không thở hàng chục, thậm chí hàng trăm lần một đêm. Vì vậy, kể cả đã nghỉ ngơi, bạn vẫn cảm thấy không đủ sức khỏe để làm việc vào ngày hôm sau.

Thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ vì đường hô hấp bị thu nhỏ.

10. Ăn quá nhiều đồ ăn vặt

Các loại bánh ngọt, chocolate, khoai tây chiên làm mất cân bằng lượng glucose dẫn đến mệt mỏi cả ngày.

11. Thiếu sắt

Thiếu sắt khiến bạn trì trệ, đuối sức và giảm tập trung vì lượng máu đến các cơ bắp và tế bào bị tụt giảm. 
Minh Nguyên (Theo Men’s Health)